Đi ứng tuyển nhân viên kỹ thuật cần phải biết những gì?
Kỹ thuật là một trong những nghề có vị trí nhất định với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu bạn có ý định sẽ theo đuổi nghề này thì không nên bỏ qua những thông tin về tuyển nhân viên kỹ thuật dưới đây.
Kỹ thuật là cụm từ khá quen thuộc với nhiều người để chỉ những công việc liên quan đến vận hành, sữa chữa và bảo trì các loại máy móc, thiết bị nói chung. Tuy nhiên, kỹ thuật vốn là một phạm vi rất rộng bao gồm nhiều phạm trù, đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Mỗi lĩnh vực lại nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nhau và mang đến các ứng dụng thực tế riêng. Nếu như bạn đang muốn ứng tuyển nhân viên kỹ thuật và mong muốn có một công việc như ý thì nên tham khảo ngay một số thông tin ‘’bản lề’’ dưới đây.
Khái niệm kỹ thuật
Kỹ thuật (dịch sang tiếng anh là Engineering) là công việc mà người lao động dùng sự hiểu biết, kiến thức của mình để thiết kế, lắp đặt, vận hành các loại máy móc, trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất làm việc phục vụ mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù ra đời đã lâu song kỹ thuật vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và mang đến cơ hội làm việc rộng mở với các ứng viên. Người lao động làm công việc kỹ thuật được gọi là kỹ sư.
Phân loại ngành kỹ thuật
Kỹ thuật là một ngành rất rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều ngành con khác nhau, mỗi ngành lại là một loại hình mang những đặc thù riêng. Mặc dù có thể ban đầu khi được đào tạo tại các trường đại học, bạn có thể sẽ chỉ được đào tạo chuyên về một ngành cụ thể, tuy nhiên qua quá trình luyện tập thì có thể bạn cũng sẽ thực hiện được các công việc ở vài lĩnh vực khác. Nhìn chung, kỹ thuật được chia ra làm 4 ngành chính như sau:
Kỹ thuật hóa học: Là lĩnh vực mà nhân viên kỹ thuật sẽ sử dụng các nguyên lý về vật lý, hóa học hoặc sinh học áp dụng để thực hiện những quá trình hóa học phục vụ sản xuất thương mại. Một số công việc cụ thể có thể kể đến như lọc đầu, lên men, chế tạo vật liệu, các thiết bị kích thước siêu nhỏ,…
Kỹ thuật điện: Đây dường như là ngành phổ biến nhất trong số các ngành kỹ thuật, mỗi năm những lao động ứng tuyển nhân viên kỹ thuật ngành kỹ thuật điện cũng chiếm số lượng đông hơn hẳn. So với kỹ thuật hóa học, công việc của kỹ thuật viên ngành điện cũng dễ hình dung hơn nhiều, dù không hề biết nhiều về kỹ thuật bạn cũng có thể hiểu được như: thiết kế mạch điện, các động cơ điện, máy phát điện, bảng điều khiển, hệ thống thông tin liên lạc…. Nói chung là các thiết bị, động cơ có liên quan đến điện.
Kỹ thuật cơ khí: Nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật cơ khí là lên ý tưởng, thiết kế các hệ thống vật lý, cơ học như cung cấp năng lượng, các phương tiện giao thông vận tải, bộ nén khí, động cơ đốt trong,…
Kỹ thuật xây dựng: Bộ phận nhân viên kỹ thuật của ngành xây dựng sẽ thực hiện việc thiết kế, giám sát thi công những công trình xây dựng như nhà chung cư, sân bay, hệ thống cấp nước,…
Nhân viên kỹ thuật làm việc ở đâu?
Bản chất của công việc kỹ thuật là liên quan đến việc xử lý, điều khiển hệ thống máy móc, thiết bị, trong khi đó xã hội càng phát triển thì nhu cầu về trang thiết bị càng cao. Gần như bất cứ một cơ sở, tổ chức nào cũng cần sử dụng đến máy móc, do đó cơ hội làm việc của lao động ngành kỹ thuật là vô cùng rộng mở. Trong đó, môi trường làm việc chính có thể kể đến như các nhà máy, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước.
Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên kỹ thuật tại các tòa nhà cao tầng, tòa nhà văn phòng hoặc khu chung cư tại các thành phố lớn. Mỗi tòa nhà này sẽ thuộc sự quản lý của một cơ quan và trong đó sẽ có bộ phận kỹ thuật để xử lý, khắc phục sự cố xảy ra đồng thời thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng kịp thời các thiết bị. Nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật ở các tòa nhà là đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống điều hòa, thang máy, cứu hỏa,… và xử lý bất cứ khi nào có yêu cầu.
Ngoài ra, các xí nghiệp, nhà máy hoặc lớn hơn là các khu công nghiệp cũng sẽ có một bộ phận kỹ thuật chuyên biệt để đảm bảo tiến độ hoạt động của các thiết bị sản xuất.
Bên cạnh đó, rất nhiều các cơ quan, đơn vị nhà nước như trường học, bệnh viện,… cũng đòi hỏi phải có những lao động có chuyên môn về kỹ thuật để giải quyết các vấn đề liên quan. Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ về thiết kế, sữa chữa,… liên quan đến kỹ thuật cũng là lựa chọn tối ưu dành cho ứng viên tìm việc.
Lương nhân viên kỹ thuật bao nhiêu?
Thật khó để xác định một con số thu nhập cụ thể với ngành kỹ thuật cũng như bất cứ ngành nghề nào khác. Bởi mức thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu được quyết định bởi năng lực của bạn và bên doanh nghiệp chi trả lương cho bạn. Nhìn chung, mức lương cho nhân viên kỹ thuật mới ra trường được đánh giá là không quá cao. Nhưng với một kỹ sư có trình độ thì mức lương có thể lên tới hàng ngàn đô là chuyện bình thường. Sự chênh lệch này xuất phát từ năng lực thực sự của ứng viên giữa cơ hội việc làm vốn công bằng với tất cả mọi người.
Lý do dẫn tới điều này là do kỹ thuật luôn luôn là một ngành “khát” cả số lượng và chất lượng về nhân lực ở Việt Nam. Vì thế nên việc ứng viên giỏi được cả ngàn người săn đón là điều dễ hiểu và họ sẽ phải dùng mọi cách để thu hút lao động giỏi về với doanh nghiệp mình bằng chế độ lương thưởng, đãi ngộ hấp dẫn. Với ứng viên bình thường, mức thu nhập khởi điểm cho lao động mới ra trường không cao, trong khi đó việc học ở trường của ngành kỹ thuật vốn rất vất vả, khi đi làm lại đòi hỏi nhiều kỹ năng, áp lực và căng thẳng. Nếu không yêu nghề và thực sự tâm huyết, việc “bỏ dở” là điều không quá khó hiểu. Do đó, trước khi đến với ngành kỹ thuật, hãy xác định rõ mục tiêu của bản thân để lên kế hoạch khoa học và chuyên nghiệp nhất.
Kỹ năng cần có của nhân viên kỹ thuật giỏi
Khi ứng tuyển nhân viên kỹ thuật nói riêng và nhân viên thuộc bất cứ ngành nghề nào nói chung, ngoài kỹ năng cứng thì để đứng vững với nghề, bạn phải có lợi thế về kỹ năng mềm. Điều này vừa là bẩm sinh lại vừa có thể rèn luyện được, chỉ cần trau dồi với lòng nhiệt huyết. Để có được vị trí công việc mình muốn trong ngành kỹ thuật, ngoài năng lực chuyên môn là vấn đề không cần bàn cãi, ứng viên sẽ có được thiện cảm của nhà tuyển dụng và nhanh chóng thăng tiến trong công việc nếu sở hữu một vài tố chất dưới đây:
Tư duy logic, sáng tạo: Bản chất của kỹ thuật là giải quyết sự cố, khắc phục vấn đề để máy móc vận hành một cách trơn tru, hoàn chỉnh. Điều này đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải có đầu óc logic, biết tính toán cộng với sự sáng tạo để điều chỉnh phù hợp với từng hoàn cảnh. Sự rập khuôn ráo điều một cách máy móc chính là yếu tố tối kị nhất đối với dân kỹ thuật, bạn sẽ chắc chắn không được đánh giá cao nếu chỉ biết lúc nào cũng chỉ biết vận hành theo đúng quy trình mà không dựa trên thực tế cụ thể.
Xử lý sự cố: Nghề kỹ thuật là nghề gắn liền với việc khắc phục, xử lý sự cố và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự vận hành của thiết bị tại môi trường làm việc của bạn. Điều này đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải linh hoạt, nhanh nhẹn và biết cách xử lý tình huống phù hợp bằng cách nhanh chóng phát hiện vấn đề, triển khai giải quyết vấn đề. Nói một cách đơn giản, xử lý sự cố là phải chủ động thay vì bị động phản ứng lại những khó khăn đang diễn ra.
Kỹ năng tập trung tiểu tiết: Kỹ thuật là nghề bắt buộc phải để ý đến từ những thứ nhỏ nhất. Đặc thù của chúng là cực kì phức tạp trong việc thiết kế, vận hành, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Chưa kể không chỉ mình bộ phận kỹ thuật mà sẽ tác động đến nhiều bộ phận khác, thậm chí còn liên quan đến hàng chục nhà thầu hay đơn vị đầu tư khác nhau. Và tổn thất mà nó mang lại là cực kì lớn, đó là lí do vì sao sự cẩn thận, tỉ mỉ là tố chất hàng đầu mà kỹ thuật viên nào cũng cần phải có và không ngừng rèn luyện mỗi ngày.
Kỹ năng làm việc nhóm: Do đặc thù và bản chất của công việc nên nhân viên kỹ thuật sẽ luôn luôn phải làm việc theo đội nhóm và không bao giờ làm việc độc lập. Do đó, ứng viên nào có tố chất làm việc nhóm sẽ luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Thậm chí không ít trường hợp, ứng viên chỉ phát huy được tối đa khả năng khi làm việc nhóm. Mỗi thành viên sẽ là một phần của tập thể, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu chung.
Xem thêm:
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TÌM VIỆC LÀM CƠ KHÍ
- BÍ QUYẾT TÌM VIỆC KỸ THUẬT ĐIỆN LƯƠNG CAO DỄ DÀNG
- KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC VIỆC LÀM CƠ KHÍ LƯƠNG CAO
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về ngành kỹ thuật nói chung mà bất cứ sinh viên hoặc ứng viên nào đang muốn ứng tuyển nhân viên kỹ thuật cũng nên biết. Lưu ý rằng, trước khi xác định theo ngành, bạn nên đề ra rõ mục tiêu cho bản thân và xây dựng kế hoạch cụ thể. Bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn, thuận lợi nhất định, điều quan trọng là phải có lòng yêu nghề, làm việc bằng tất cả nhiệt huyết và đam mê thì thành công chắc chắn sẽ đến.
Nguồn: https://timvieckythuat.com/
Tìm hiểu kỹ thuật là gì? Tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay
Cẩm nang 25-05-2023, 15:50Tìm hiểu kỹ thuật là gì? Tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay Từ khi các cuộc cách mạng công nghiệp ra đời đã tạo nên nhu cầu lớn về máy móc, kim loại,… từ đó mà ngành kĩ thuật đã đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người như: [caption id="attachment_1814"...

Các vị trí việc làm trong ngành điện/ điện tử/ điện lạnh
Cẩm nang 27-04-2023, 17:15Có rất nhiều vị trí việc làm kỹ sư điện dành cho các ứng viên. Tùy thuộc vào năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn được cho mình một số vị trí việc làm điện tử/điện lạnh phù hợp như sau: Việc làm kỹ sư điện Kỹ sư điện là gì? Việc làm kỹ sư...

Những Điều Cần Biết Về Công Việc Của Người Giám Sát Thi Công
Cẩm nang 10-03-2023, 15:40Mô tả công việc giám sát thi công theo 3 lĩnh vực nổi bật 1. Giám sát thi công xây dựng Công việc chính của giám sát thi công xây dựng là giám sát nhà thầu thực hiện thi công công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án xây dựng. Chịu trách nhiệm bóc tách vật...

Mức lương việc làm điện lạnh hiện nay là bao nhiêu?
Cẩm nang 09-03-2023, 15:02Mức lương nghề điện lạnh hiện nay là bao nhiêu? Mức lương trung bình cho thợ mới vào nghề là khoảng từ 5 triệu – 7 triệu đồng. Nhìn chung, mức lương này còn cao hơn so với mặt bằng chung với việc làm điện lạnh. Khi đã có kinh nghiệm làm việc thì mức...

Tố chất để trở thành kỹ sư kỹ thuật xây dựng
Cẩm nang 06-03-2023, 14:55Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông làm gì? Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một chuyên ngành nhỏ thuộc ngành kỹ thuật XD. Và theo như tên gọi, ngành này sẽ đào tạo sinh viên các kỹ năng cũng như kiến thức xoay quanh các công trình giao thông....

Cách làm hồ sơ xin việc chuẩn nhất hiện nay
Cẩm nang 01-03-2023, 16:50Sau khi đã biết rõ một bộ hồ sơ xin việc gồm những gì, các ứng viên sẽ cần biết cách làm hồ sơ xin việc thật ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn giúp bạn viết hồ sơ xin việc chuyên nghiệp nhất. Sơ yếu lý lịch trong hồ sơ...

Các tính năng của Microsoft Publisher
Cẩm nang 25-02-2023, 11:11Các mẫu tải sẵn ấn tượng của Microsoft Publisher Một trong những tính năng đặc biệt của Microsoft Publisher là bạn có làm làm việc với hàng loạt các mẫu có sẵn đầy ấn tượng. Những người mới bắt đầu có thể tạo tài liệu theo nhiều mục đích khác nhau một cách dễ dàng....

Việc làm điện tử - Nhu cầu thị trường lao động đang rất cần
Cẩm nang 15-02-2023, 17:12Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể có việc làm điện tử với các vị trí: – Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử, các hệ thống điều khiển bằng điện tử tại các cơ quan,...

Thiết kế 2D là gì? Học thiết kế 2D ra trường làm gì?
Cẩm nang 27-12-2022, 15:22Thiết kế 2D có tính ứng dụng rất phổ biến đối với ngành kiến trúc. Những vẫn có rất nhiều người băn khoăn rằng thiết kế 2d là gì? Để trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Thiết kế đồ họa 2D là gì?...

Cách viết CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp nhất
Cẩm nang 30-11-2022, 15:27Nếu bạn đang băn khoăn không biết viết CV xin việc xây dựng như thế nào khi đi tìm việc làm? Vậy thì hãy theo dõi bài viết dươi đây, chắc chắn nó sẽ có ích cho bạn đấy! Cách viết CV xin việc ngành xây dựng Đối với một bản CV xin việc xây...