Top công việc “hot” khi xin việc làm cơ khí chế tạo máy
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp ứng viên thêm lựa chọn khi tìm việc làm cơ khí chế tạo máy. Các thông tin hữu ích đi kèm cũng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt.
Việc làm cơ khí chế tạo máy là một trong những lựa chọn hàng đầu của dân cơ khí – kỹ thuật. Không chỉ có nhiều cơ hội công việc, ngành cơ khí chế tạo máy còn mang lại mức thu nhập lý tưởng. Vậy cơ khí chế tạo máy là gì? Tính chất công việc của kỹ sư cơ khí chế tạo máy ra sao? Đâu là những công việc liên quan tới chế tạo máy “hot” nhất hiện nay? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bạn có thể quan tâm:
- Những điều ứng viên cần lưu ý khi ứng tuyển kỹ sư cơ khí TPHCM
- Kỹ sư trưởng là gì? Làm thế nào để thành kỹ sư trưởng chuyên nghiệp
Cơ khí là gì?
Trước khi hiểu về cơ khí chế tạo máy, bạn cần hiểu được cơ khí là gì.
Về cơ bản, cơ khí chính là một ngành khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với sản xuất, có tính ứng dụng cao, tác động tới cả đời sống xã hội. Đây là ngành trực tiếp tạo ra các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế tạo công cụ thay thế các lao động thủ cộng. Bên cạnh đó, ngành cơ khí còn tạo ra cả các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống.
Thế nào là cơ khí chế tạo máy?
Cơ khí chế tạo máy là ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng các nguyên lý vật lý để lắp ráp, tạo ra các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, đời sống. Cơ khí chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong các ngành như: công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không hay lĩnh vực sản xuất vũ khí, đồ dùng gia đình…
Những người có việc làm cơ khí chế tạo máy thường được gọi là kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Đây là những lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm cơ khí, tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo tính kinh tế và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Tính chất công việc cơ khí chế tạo máy
Người làm cơ khí chế tạo máy hay thợ cơ khí chế tạo máy sẽ chịu trách nhiệm các đầu việc từ thiết kế tới thử nghiệm sản phẩm sau chế tạo. Cụ thể, một kỹ sư cơ khí chế tạo máy cần làm được những công việc như sau:
- Thiết kế, bóc tách, phân tích bản vẽ kỹ thuật cơ khí.
- Gia công trang thiết bị cơ khí.
- Thiết kế, sản xuất sản phẩm cơ khí.
- Sữa chữa máy móc, thiết bị.
- Bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
- Thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Ứng dụng cơ học, nhiệt kỹ thuật trong sản xuất vật liệu.
- Ứng dụng kỹ thuật điện – điện tử để vận hành các thiết bị cơ khí.
- Ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE/CNC…

Top công việc “hot” ngành cơ khí chế tạo máy
Nói các công việc ở lĩnh vực cơ khí chế tạo máy thuộc top hấp dẫn hiện nay bởi mức lương trong ngành được xếp vào hàng cao so với thu nhập trung bình. Với một kỹ sư cơ khí chế tạo máy, bạn có thể nhận được từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể cao hơn tùy theo khả năng nghề nghiệp. Một số công việc “hot” trong ngành hiện nay có thể kể đến như sau.
Thiết kế bản vẽ kỹ thuật, hướng dẫn chế tạo máy móc
Làm cơ khí không có nghĩa bạn phải là kỹ sư công xưởng. Với những bạn có khả năng lên ý tưởng, công việc thiết kế bản vẽ kỹ thuật, lắp ráp chi tiết, hướng dẫn chế tạo các loại máy móc như máy đóng gói, máy rập, máy nghiền, máy trộn,…chính là lựa chọn lý tưởng. Những người thiết kế bản vẽ kỹ thuật có thể nhận mức lương từ 15 triệu trở lên/tháng, khá cao so với mặt bằng chung.
Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi bạn nắm vững những kiến thức về cơ khí. Ngoài ra, bạn cần sử dụng được các phần mềm hỗ trợ như CAD mới có thể thực hiện được công việc.
Kỹ sư gia công cơ khí
Bạn sẽ chịu trách nhiệm gia công chi tiết lắp ráp, lập trình gia công cho các máy WireCute, CNC, EDM… Ngoài ra, cần biết cách ứng dụng công nghệ gia công, hiệu chỉnh các chi tiết theo yêu cầu. Với công việc kỹ sư gia công cơ khí, bạn cần thành thạo các thao tác thủ công như hàn, bào, phay,… Mức lương dành cho công việc này cũng khá ổn định, dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư chế tạo máy
Đây là công việc tham gia trực tiếp vào các khâu lắp ráp, lắp đặt, hoàn thiện sản phẩm cơ khí là các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất cho các nhà máy, công trình… Công việc này cũng bao gồm testing, chạy thử thiết bị, phát hiện sai số và đo lường các rủi ro. Là bộ phận đầu não trong ngành cơ khí chế tạo máy, các kỹ sư chế tạo máy cũng nhận được nhiều đãi ngộ tốt, mức lương bình quân dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng
Trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy, vai trò của các kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng cũng được đánh giá cao. Họ là người đảm bảo máy móc vận hành tốt sau những sự cố hư hỏng, xử lý các lỗi hệ thống, tránh gây rủi ro lớn trong sản xuất hoặc các tổn thất khác. Với các sản phẩm máy móc, thiết bị cần được kiểm tra định kỳ, những kỹ sư bảo trì cũng chính là người thực hiện công tác rà soát, duy trì và đảm bảo sản phẩm cơ khí phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất.
Quản lý quy trình chế tạo máy
Với vị trí quản lý, ngoài các công việc kỹ thuật, bạn cần điều hành sản xuất, chế tạo máy móc tại các đơn vị sản xuất cơ khí, chế tạo máy. Bạn cũng sẽ là người chịu trách nhiệm về chất lượng cuối cùng của sản phẩm, kết nối lao động và giám sát các hoạt động tại xưởng sản xuất.
Giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành chế tạo máy
Để ngành chế tạo máy phát triển cần có sự đào tạo chuyên môn từ các giảng viên có kỹ năng nghiệp vụ. Chính vì vậy, bạn có thể tìm kiếm công việc liên quan tới giảng dạy chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy tại các trường trung cấp, cao đẳng hay đại học có ngành này.
Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy tại các trung tâm thuộc bộ, ban, ngành hay các viện nghiên cứu cũng luôn cần nghiên cứu sinh. Hãy cân nhắc công việc này nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng.
Kỹ năng cần có để trở thành một kỹ sư cơ khí chế tạo máy
Cần tổng hợp cùng lúc các kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng) và các kỹ năng mềm nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư cớ khí chế tạo máy chuyên nghiệp. Cụ thể, các kỹ năng bao gồm:
Kỹ năng cứng
- Thành thạo các phương pháp nhận biết, phân loại và lựa chọn vật liệu cơ khí.
- Thành thạo các thao tác lắp ráp, lắp đặt thiết bị, máy móc.
- Thành thao trong khâu bảo trì, bảo dưỡng các sản phẩm cơ khí.
- Thành thạo các phần mềm, ứng dụng phục vụ công việc thiết kế, chế tạo.
- Áp dụng linh hoạt các nguyên lý vật lý, kiến thức toán học, khoa học – kỹ thuật trong chế tạo sản phẩm.
- Kỹ năng gia công như: bào, hàn, phay, tiện…
- Kỹ năng phân tích dữ liệu, các chi tiết liên quan tới nghiệp vụ.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp, truyền tải thông tin có hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc độc lập.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng lãnh đạo, tự nâng cao trình độ.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, các máy móc tân tiến.
- Kỹ năng ngoại ngữ để đọc hiểu các sản phẩm, hưỡng dẫn phục vụ công việc chuyên môn.
Ngoài ra, bạn cũng cần có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao bởi môi trường làm việc cơ khí chế tạo máy thường rất vất vả. Bên cạnh đó, cũng cần đam mê với nghề, có tư duy logic, sáng tạo. Công việc này còn đòi hỏi cả sức bền tốt nên thường ưu tiên lao động là nam giới hơn là nữ giới.
Dù là với những ai muốn tìm việc làm cơ khí chế tạo máy hay các công việc liên quan tới cơ khí, kỹ thuật đều có thể tham khảo những thông tin có ích cho nghề nghiệp ở trên. Ngoài những gợi ý công việc và một số kỹ năng cần có, bạn hãy tự mình tìm hiểu một số công việc lý tưởng, phù hợp với năng lực để đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Nguồn: http://timvieckythuat.com

Bảo dưỡng là gì? Quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị
Cẩm nang 09-06-2023, 15:22Xây dựng mục tiêu bảo trì bảo dưỡng thiết bị Mục tiêu của bảo dưỡng là gì? Mục tiêu chính của bảo dưỡng luôn là giúp máy móc có thể duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất. Công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị phải thực hiện được các nhiệm vụ...
Tìm hiểu kỹ thuật là gì? Tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay
Cẩm nang 25-05-2023, 15:50Tìm hiểu kỹ thuật là gì? Tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay Từ khi các cuộc cách mạng công nghiệp ra đời đã tạo nên nhu cầu lớn về máy móc, kim loại,… từ đó mà ngành kĩ thuật đã đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người như: [caption id="attachment_1814"...

Các vị trí việc làm trong ngành điện/ điện tử/ điện lạnh
Cẩm nang 27-04-2023, 17:15Có rất nhiều vị trí việc làm kỹ sư điện dành cho các ứng viên. Tùy thuộc vào năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn được cho mình một số vị trí việc làm điện tử/điện lạnh phù hợp như sau: Việc làm kỹ sư điện Kỹ sư điện là gì? Việc làm kỹ sư...

Những Điều Cần Biết Về Công Việc Của Người Giám Sát Thi Công
Cẩm nang 10-03-2023, 15:40Mô tả công việc giám sát thi công theo 3 lĩnh vực nổi bật 1. Giám sát thi công xây dựng Công việc chính của giám sát thi công xây dựng là giám sát nhà thầu thực hiện thi công công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án xây dựng. Chịu trách nhiệm bóc tách vật...

Mức lương việc làm điện lạnh hiện nay là bao nhiêu?
Cẩm nang 09-03-2023, 15:02Mức lương nghề điện lạnh hiện nay là bao nhiêu? Mức lương trung bình cho thợ mới vào nghề là khoảng từ 5 triệu – 7 triệu đồng. Nhìn chung, mức lương này còn cao hơn so với mặt bằng chung với việc làm điện lạnh. Khi đã có kinh nghiệm làm việc thì mức...

Tố chất để trở thành kỹ sư kỹ thuật xây dựng
Cẩm nang 06-03-2023, 14:55Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông làm gì? Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một chuyên ngành nhỏ thuộc ngành kỹ thuật XD. Và theo như tên gọi, ngành này sẽ đào tạo sinh viên các kỹ năng cũng như kiến thức xoay quanh các công trình giao thông....

Cách làm hồ sơ xin việc chuẩn nhất hiện nay
Cẩm nang 01-03-2023, 16:50Sau khi đã biết rõ một bộ hồ sơ xin việc gồm những gì, các ứng viên sẽ cần biết cách làm hồ sơ xin việc thật ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn giúp bạn viết hồ sơ xin việc chuyên nghiệp nhất. Sơ yếu lý lịch trong hồ sơ...

Các tính năng của Microsoft Publisher
Cẩm nang 25-02-2023, 11:11Các mẫu tải sẵn ấn tượng của Microsoft Publisher Một trong những tính năng đặc biệt của Microsoft Publisher là bạn có làm làm việc với hàng loạt các mẫu có sẵn đầy ấn tượng. Những người mới bắt đầu có thể tạo tài liệu theo nhiều mục đích khác nhau một cách dễ dàng....

Việc làm điện tử - Nhu cầu thị trường lao động đang rất cần
Cẩm nang 15-02-2023, 17:12Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể có việc làm điện tử với các vị trí: – Kỹ sư vận hành, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử, các hệ thống điều khiển bằng điện tử tại các cơ quan,...

Thiết kế 2D là gì? Học thiết kế 2D ra trường làm gì?
Cẩm nang 27-12-2022, 15:22Thiết kế 2D có tính ứng dụng rất phổ biến đối với ngành kiến trúc. Những vẫn có rất nhiều người băn khoăn rằng thiết kế 2d là gì? Để trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Thiết kế đồ họa 2D là gì?...