Tuyển dụng trưởng phòng kỹ thuật và lưu ý công việc cần biết
Để trở thành ứng viên tiềm năng trong kỳ tuyển dụng trưởng phòng kỹ thuật, bạn cần nắm vững tính chất công việc và các tiêu chí liên quan, nhà tuyển dụng kỹ thuật chắc chắn sẽ yêu thích bạn.
- CÁCH TẠO CV GIÚP ỨNG VIÊN TÌM VIỆC LÀM KỸ THUẬT ĐIỆN ĐƯỢC CHỌN NGAY
- VIỆC LÀM KỸ SƯ CƠ KHÍ – CƠ HỘI RỘNG MỞ, THU NHẬP CAO
- NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI ĐI PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG KỸ SƯ CƠ KHÍ
Các kỳ tuyển dụng trưởng phòng kỹ thuật là cơ hội để cho những người làm kỹ sư cơ khí, kỹ thuật lâu năm phát triển kỹ năng quản lý. Đây cũng là vị trí lãnh đạo cấp phòng ban của các công ty và được doanh nghiệp coi trọng. Tuy nhiên, vì là cấp quản trị nên công việc cũng sẽ có những yêu cầu cao hơn. Nếu muốn ứng tuyển cho công việc trưởng phòng kỹ thuật, bạn cần nắm được chức năng, nhiệm vụ của bộ phận, tính chất, quyền hạn công việc và những tiêu chí mà nhà tuyển dụng hướng đến. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị trước về mặt thông tin, hình dung khái quát trước khi tham gia phỏng vấn, tuyển dụng.
Chức năng của phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật về cơ bản là đơn vị chịu trách nhiệm về các hoạt động kỹ thuật trong doanh nghiệp, công ty. Thực tế, phòng kỹ thuật có các chức năng như sau:
- Thực hiện thiết kế, giám sát kỹ thuật các thiết bị, máy móc, sản phẩm để hỗ trợ cho quá trình hoạt động sản xuất, vận hành của công ty.
- Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm để làm cơ sở cho hoạt động hạch toán, đấu thầu hay làm nền tảng ký kết các hợp đồng kinh doanh.
- Tham mưu cho hội đồng quản trị, các cấp lãnh đạo về công nghệ, kỹ thuật, đánh giá định mức, chất lượng sản phẩm của công ty.
- Phối hợp hoạt đồng với các phòng ban để theo dõi, rà soát, giám sát số lượng, chất lượng vật tư trong công tác xuất – nhập.
Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ gì?
Muốn trở thành trưởng phòng kỹ thuật, bạn cần nắm được nhiệm vụ của phòng. Dù ở lĩnh vực nào, bộ phận kỹ thuật cũng có những nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Chịu trách nhiệm thiết kế, thi công sản phẩm và tham gia khâu sản xuất, dánh giá chất lượng, nghiệm thu sau khi hoàn thiện.
- Lên kế hoạch, lập danh mục các phương án kỹ thuật hỗ trợ cho các phòng ban định giá sản phẩm.
- Kiểm soát khối lượng, đánh giá chất lượng kỹ thuật – mỹ thuật của sản phẩm trước khi xuất xưởng.
- Lập hồ sơ lưu trữ dữ liệu kỹ thuật, đăng ký, đăng kiểm chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Đưa ra các giải pháp cải tiến, nâng cấp chất lượng, tối ưu giá thành sản phẩm dựa trên nguyên lý tiêu hao năng lượng, vật liệu sản xuất…
- Lập quy trình công nghệ thi công, hoàn thiện sản phẩm.
- Quản lý vấn đề an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, phòng kỹ thuật còn chịu trách nhiệm báo cáo với hội đồng quản trị, ban giám đốc về số lượng, chất lượng nguyên liệu, vật tư khi xuất – nhập, trước và sau sản xuất. Đồng thời, phòng kỹ thuật cũng giám sát tiến độ hoàn thành công việc, làm cơ sở thanh toán lương cho các nhân viên trong phòng.
Tính chất công việc của trưởng phòng kỹ thuật
Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật, ứng viên khi ứng tuyển vị trí trưởng phòng kỹ thuật cần nắm vững công việc của mình sau khi trúng tuyển. Cụ thể, một trưởng phòng kỹ thuật trong các ngành nghề dù khác nhau nhưng đều sẽ làm chung các đầu việc dưới đây:
- Trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo thực hiện hoạt động thiết kế, dự toán, kiểm tra khối lượng công việc trong quá trình xây dựng công trình hoặc vận hành, sản xuất.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật từ khâu lập bản vẽ, thi công dựa trên thiết kế cho tới nghiệm thu, bàn giao.
- Đánh giá chất lượng kỹ thuật làm cơ sở lập hồ sơ dự thầu hoặc hỗ trợ bộ phận kinh doanh xây dựng giá thầu cũng như giá thành sản phẩm.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc, sản phẩm, công trình.
- Lập kế hoạch đào tạo nhân sự, bồi dưỡng nhân viên kỹ thuật để nâng cao chuyên môn.
- Phân công lao động, bố trị nhân sự theo nhiệm vụ riêng dựa trên tính chất công việc, kế hoạch sản xuất.
- Trực tiếp làm việc với các đối tác, tham gia tư vấn, giải trình các vấn đề liên quan tới yếu tố kỹ thuật như vật liệu, giá cả, số lượng, khối lượng…
- Đảm bảo công tác kỹ thuật luôn đúng theo quy chuẩn, không ngừng cải thiện, cải tiến, nâng cấp hệ thống tại doanh nghiệp, công ty.
- Giải quyết sự cố, xử lý các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nếu có.
- Hỗ trợ các phòng ban khác trong công tác thiết kế nhưng không cùng lĩnh vực để đảm bảo hệ thống có sự đồng bộ.
- Lưu giữ hồ sơ thiết kế, bảo đảm công tác bảo mật dữ liệu kỹ thuật liên quan tới các công trình, dự án của công ty.
- Chịu trách nhiệm báo cáo lên hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc về tình trạng kỹ thuật hoặc chất lượng, tiến độ công việc thuộc bộ phận quản lý.
Quyền hạn của trưởng phòng kỹ thuật
Là một trưởng phòng kỹ thuật, bạn sẽ có quyền thực hiện các hoạt động sau:
- Sắp xếp, phân bố nhân sự trực thuộc bộ phận, phòng ban do mình trực tiếp quản lý.
- Đưa ra đề xuất thay đổi cơ cấu nhân sự trong bộ phận, có thể bổ sung hoặc cắt giảm.
- Đưa ra đề xuất khen thưởng hoặc mức kỷ luật khi có nhân viên trong phòng đạt thành tích hoặc phạm lỗi.
- Tiến cử nhân viên có năng lực thăng chức làm trưởng nhóm hoặc phó phòng.
- Yêu cầu cải thiện, cải tiến công tác quản lý của công ty đối với phòng ban mình quản lý trực tiếp theo quy định chung.
Tiêu chí tuyển dụng trưởng phòng kỹ thuật
Khi tuyển dụng trưởng phòng kỹ thuật hay các vị trí quản lý phòng ban, các doanh nghiệp luôn đòi hỏi ứng viên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như sau.
Có kinh nghiệm về mặt kỹ thuật
Là một người quản lý, chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động kỹ thuật tại doanh nghiệp, bạn cần phải nắm vững chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực của công ty. Ví dụ, nếu công ty của bạn là sản xuất, chế tạo máy, bạn cần có kiến thức, kỹ năng của một kỹ sư cơ khí, chế tạo máy trước khi định hướng lên vị trí quản lý. Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc về mảng công nghệ, bạn cần nắm được kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về IT, lập trình, thao tác thành thao máy tính…
Hiểu đơn giản, để làm trưởng phòng kỹ thuật, bạn cần hội tụ đủ các yếu tố cần có của một nhân viên kỹ thuật chất lượng cao. Như vậy, về mặt kiến thức, bạn mới có thể hướng dẫn cho nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình.
Có kỹ năng quản lý
Ngoài khả năng chuyên môn, bạn nhất định phải có kỹ năng quản lý, quản trị để có thể trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo như trưởng phòng kỹ thuật. Ngoài khả năng làm việc độc lập, hãy rèn giũa khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo nhóm và tạo sự cộng hưởng cho các nhân sự dưới quyền.
Có kỹ năng giao tiếp
Trưởng bộ phận luôn là người phải làm việc trực tiếp với lãnh đạo cũng như nhân viên, đối tác. Bởi vậy, kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ là lợi thế giúp bạn có thể phát triển trong công việc. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tạo ra sự kết nối giữa các nhân viên trong phòng, gây ấn tượng với lãnh đạo cấp cao và tạo dựng uy tín, niềm tin với khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- KỸ SƯ CƠ KHÍ TÌM VIỆC – NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
- BÍ QUYẾT GIÚP NHÂN VIÊN KỸ THUẬT MÁY TÍNH TÌM VIỆC LƯƠNG CAO
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TÌM VIỆC LÀM CƠ KHÍ
Ngoài ra, trưởng phòng kỹ thuật cũng cần bạn có sức khỏe tốt, sức bền và chịu được áp lực cao. Vị trí lãnh luôn đòi hỏi phải giải quyết khối lượng công việc nhiều hơn nhân viên và trách nhiệm cũng lớn hơn đáng kể. Cũng vì lý do này mà khi tuyển dụng trưởng phòng kỹ thuật, các doanh nghiệp thường ưu tiên nam giới hơn là nữ giới. Vậy nên, nếu bạn là nam cũng đã có được điểm ưu tiên này.
Nguồn: https://timvieckythuat.com/
Service Engineer là Gì? Tìm Hiểu tiềm năng và cơ hội phát triển
Cẩm nang 14-05-2024, 08:36Bạn có bao giờ tự hỏi về nghề nghiệp của một Service Engineer là gì không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc vào vai trò, trách nhiệm và tiềm năng của nghề nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu thêm về Service Engineer và những cơ...
Kỹ Thuật May Là Gì? Các Bước Cơ Bản trong Kỹ Thuật May
Cẩm nang 14-05-2024, 08:34May là một nghệ thuật tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và chất lượng, và kỹ thuật may đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về kỹ thuật này là gì và những kỹ năng nâng cao. [button link="https://timviec.com.vn/" class="warning btn-lg"...
Học Ngành Kỹ Thuật Điện Ra Làm Gì Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
Cẩm nang 10-05-2024, 00:53Bạn đang quan tâm đến việc học ngành kỹ thuật điện và muốn hiểu rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp mà nó mang lại? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành kỹ thuật điện, từ định nghĩa, lợi ích, cũng như học ngành kỹ...
Khám Phá Cơ Hội Nghề Nghiệp trong Ngành Mỏ Địa Chất
Cẩm nang 08-05-2024, 17:28Bạn đang quan tâm đến ngành mỏ địa chất và muốn tìm hiểu về nó? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về ngành, vai trò của nó trong nền kinh tế và cơ hội nghề nghiệp mà nó mang lại. Ngành Mỏ Địa Chất là Gì? Ngành mỏ địa chất là một...
Thiết Kế Cơ Sở là Gì? Phương Pháp và Quy Trình Thiết Kế Cơ Sở
Cẩm nang 07-05-2024, 22:56Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, thuật ngữ "thiết kế cơ sở" đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc và kiến trúc của một hệ thống hoặc ứng dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và quy trình của nó....
Esc là Gì? Hiểu Rõ Về Công Nghệ An Toàn Trên Xe Hơi
Cẩm nang 04-05-2024, 19:22Trong ngành công nghệ ô tô, "ESC" là viết tắt của "Electronic Stability Control" (Điều Khiển Ổn Định Điện Tử). Đây là một công nghệ an toàn tiên tiến được tích hợp vào các phương tiện giao thông để cải thiện khả năng kiểm soát và ổn định trong các tình huống mất kiểm soát....
Tiềm Năng Phát Triển của Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông
Cẩm nang 02-05-2024, 21:56Trong thế giới hiện đại, kỹ thuật điện tử truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải thông tin và giao tiếp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật điện tử truyền thông là gì, vai trò của nó trong xã hội hiện đại, và...
QS là gì? Vai Trò Và Cách Hoạt Động của QS
Cẩm nang 26-04-2024, 18:02Trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, "QS" là một thuật ngữ thường được sử dụng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết QS là gì, từ định nghĩa đến cách hoạt động và vai trò của nó trong ngành. QS là gì?...
Vai Trò Quan Trọng Của Kỹ Thuật PCCC Trong Cuộc Sống
Cẩm nang 25-04-2024, 23:00Trong mọi công trình xây dựng, cũng như trong các ngành công nghiệp và thương mại, việc đảm bảo an toàn cháy nổ là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Kỹ thuật PCCC (Phòng cháy chữa cháy), từ ý nghĩa cơ bản đến các loại hình và vai...
Technician Là Gì? Kỹ Năng Cần Thiết để Trở Thành Một Technician
Cẩm nang 25-04-2024, 00:32Technician là một thuật ngữ mà chúng ta thường nghe đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin đến y tế và sản xuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của technician là gì, vai trò của họ trong xã hội hiện đại, và những...