Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ

Đánh giá

Thành thạo các kỹ năng dưới đây, ứng viên sẽ tăng thêm cơ hội thành công khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ, trúng tuyển với mức đãi ngộ tốt.

Là công việc thiên về kỹ năng, thợ sơn gỗ đòi hỏi người làm phải có nhiều yếu tố chuyên môn nhất định. Muốn tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ, ứng viên có thể thiếu bằng cấp song cần phải trang bị những kỹ năng cứng để hành nghề, tạo lợi thế cạnh tranh để nâng cao xác suất trúng tuyển.

Kỹ thuật sơn gỗ hay thợ sơn gỗ về cơ bản chính là người đảm nhận công việc sơn phủ trên chất liệu gỗ, bao gồm cả đồ dùng, vật dụng và cả tường nhà với điều kiện nhà làm bằng gỗ. So với thợ sơn tường hay trên các chất liệu khác, sơn gỗ đòi hỏi những kỹ thuật riêng và cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn cả. Tuy nhiên, để trở thành thợ sơn gỗ chuyên nghiệp, xin việc dễ dàng, bạn cần nắm được các kỹ năng quan trọng dưới đây để phục vụ công việc lâu dài.

Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ - Ảnh 1
Thợ sơn gỗ cần nhiều đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng phân biệt các loại sơn gỗ

Điều kiện tiên quyết khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ là ứng viên phải có khả năng nhận biết các loại sơn thường được dùng trong công việc. Với gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, các loại sơn phổ biến có thể kể tới như sau.

Sơn gỗ PU

Đây là loại sơn làm từ nhựa tổng hợp, được sử dụng để khắc phục bề mặt gồ ghề, lồi lõm của đồ dùng, nội thất bằng gỗ. Sơn PU có hai dạng là dạng cứng và dạng foam. Dạng cứng thường được dùng trong kỹ thuật đánh bóng, tạo màu gỗ, làm bề mặt gỗ mịn, đẹp. Vưới dạng foam thì thường được dùng làm nệm mút ghế.

Sơn PU có thành phần chính bao gồm các hộp sơn bóng, sơn lót, sơn cứng, màu và xăng chuyên dụng. Muốn sử dụng sơn PU, bạn cần có kỹ thuật pha trộn cho từng khâu. Với thao tác pha sơn lót sẽ có tỷ lệ riêng hay phủ mày, sơn bóng PU cũng sẽ có tỉ lệ nhất định.

Sơn gỗ PU cũng là kỹ thuật phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Quy trình sơn gỗ Pu là quy trình khép kín, bao gồm các công đoạn như: Sơn bề mặt, sơn phủ màu và thao tác cuối là sơn bóng gỗ.

Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ - Ảnh 2
Nắm vững cách thức pha màu sơn, tỉ lệ pha sơn để tạo độ mờ, căng, bóng cũng là kỹ năng quan trọng với các thợ sơn gỗ. (Ảnh: Internet)

Sơn gỗ NC

Sơn gỗ NC thực tế là một dạng sơn tổng hợp. Khác với sơn gỗ PU ở chỗ sơn gỗ NC không chứa chất đóng rắng, là loại sơn mài một thành phần còn sơn PU là sơn chứa chất đóng rắn và có 2 thành phần.

Sơn dầu gỗ

Nhắc đến sơn dầu gỗ, bạn có thể liên tưởng tới các thương hiệu nổi tiếng hiện nay như Dulux hay Jotun. Đây là các thương hiệu phổ biến với sơn dầu. Có thể hiểu đơn giản sơn dầu gỗ có độ bóng cao do chứa Alkyd – một hợp chất gốc nhựa. Thành phần của sơn dầu gỗ cũng giống với sơn gỗ NC song có mùi hắc hơn, gây khó chịu và tác động không tốt tới sức khỏe. Khi dùng sơn dầu gỗ, thợ sơn hoặc kỹ thuật viên đều dùng khẩu trang chuyên dụng để giảm bớt ảnh hưởng của mùi sơn.

Sơn nước gỗ

Sơn nước gỗ có đặc trưng là độ bám tốt, khả năng dính cao và tạo bề mặt mượt mà. Không những thế, bạn chỉ cần dùng nước để pha sơn là có thể sử dụng. Sơn nước gỗ còn có ưu điểm là độ bám dính lên tới 5 năm, cao hơn so với nhiều loại sơn gỗ khác.

Sơn giả vân gỗ, Vinyl, 1K, 2K

  • Sơn giả vân gỗ là sơn trộn theo tỷ lệ nhất định để tạo vân gỗ giả trên bề mặt nội thất bằng gỗ.
  • Sơn Vinyl là sơn lót thường được dùng trong công nghiệp, dây chuyền sản xuất.
  • Sơn 1K là sơn một thành phần, chủ yếu là hỗn hợp Alkyd gốc nhựa.
  • Sơn 2K là sơn 2 thành phần gồm chất đóng rắn như keo, dung môi và hỗn hượp Alkyd gốc nhựa.
Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ - Ảnh 3
Các kỹ thuật viên cần phân biệt được những loại sơn phổ biến với cả gỗ tự nghiên và gỗ công nghiệp. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng chà nhám và xử lý bề mặt

Một trong những tiêu chí được đặt ra khi tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ là ứng viên phải nắm được cách thức xử lý bề mặt, chà nhám bề mặt gỗ. Với chà nhám, thợ sơn gỗ cần biết dùng giấy nhám chuyên dụng (giấy nhám P320 hay P240…), lựa chọn kỹ thuật sơn dựa trên màu sơn và thớ gỗ. Khi chà nhám nên hay không nên sử dụng bả bột, cách trám các khe hở và xử lý khuyết tật trên bề mặt gỗ.

Cùng với chà nhám, thợ sơn gỗ cũng cần nắm được cách xả nhám và sơn lót để tăng độ mịn cho bề mặt gỗ, tăng tuổi thọ cho lớp sơn chính về lâu dài. Bước chà nhám và phun, sơn lót rất quan trọng, thể hiện sự chỉn chu và cầu toàn của thợ sơn cũng như chất lượng của sản phẩm gỗ.

Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ - Ảnh 4
Chà nhám là kỹ thuật cơ bản mọi thợ sơn gỗ cần có. (Ảnh: Internet)

Kỹ năng phun màu

Đây chính là kỹ năng quan trọng đòi hỏi thợ sơn cần có kỹ thuật tốt, có kinh nghiệm, đặc biệt với thao tác pha màu sơn. Thông thường, khâu phun màu sẽ chia làm 2 lần thực hiện với tỉ lệ sơn 90:10. Lần sơn đầu tiên là 90% và lần tiếp theo là 10% mẫu màu.

Kỹ năng phun, sơn bóng

Nếu sơn bóng, bạn cần biết thao tác quét sơn thủ công với chổi chuyên dụng. Với phun bóng, bạn cần sử dụng thành thạo máy phun cầm tay và ứng dụng các chất liệu bóng với độ mờ khác nhau. Có một số chú ý với kỹ thuật phun, sơn bóng cần lưu ý như sau:

  • Thao tác phun, sơn bóng cần tiến hành ở không gian sạch bụi.
  • Chỉ thực hiện phun, sơn bóng sau khi lớp sơn màu và sơn lót đã khô.
  • Tỷ lệ pha sơn được tính toán dựa trên độ mờ, làm căng và bóng bề nội thất gỗ.
Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ - Ảnh 5
Phun màu là thao tác quan trọng nhất trong quá trình sơn phun đồ gỗ. (Ảnh: Internet)

Các tố chất khác

Ngoài các kỹ năng nghiệp vụ ở trên, kỹ thuật sơn gỡ cũng cần biết thao tác một số công việc như sau:

  • Đóng mới nội thất, gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
  • Lắp đặt đồ dùng, nội thất bằng gỗ.
  • Sơn mới, sơn sửa đồ gỗ, nội thất.
  • Thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hoặc phân công từ lãnh đạo.

Bên cạnh đó, thợ sơn gỗ cũng cần nhiều kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian.

Yếu tố cầu tiến, cầu toàn cũng được coi trọng đối với ứng viên ứng tuyển kỹ thuật sơn gỗ. Bạn cũng cần có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao và có trách nhiệm với công việc mà mình đảm nhận.

Kỹ năng ứng viên cần có khi tham gia tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ - Ảnh 6
Ngoài sơn phun, thợ sơn gỡ cần biết gia công, lắp đặt các sản phẩm gỗ cơ bản. (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết lại, những kỹ năng nêu trên đều là tiêu chí cơ bản nhất trong các thông tin tuyển dụng kỹ thuật sơn gỗ. Nếu bạn đang tìm kiếm công việc này, hãy chắc chắn mình thành thạo được tất cả kỹ năng cứng cần thiết, trang bị thêm kỹ năng mềm để biến mình trở ứng viên lý tưởng. Ngoài ra, cũng có một số đơn vị tuyển dụng không yêu cầu quá cao về kỹ thuật sơn gỗ đối vợ ứng viên chưa có kinh nghiệm, chỉ cần đủ yêu cầu thể chất, bạn có thể vừa học việc vừa làm đều được. Hãy nắm bắt cơ hội phù hợp để xin việc thành công, chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ vòng sơ loại.

Đông Phương

Nguồn: htpps://timvieckythuat.com

Đánh giá

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.