Cách đặt câu hỏi để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi

Đánh giá

Để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi thì người phỏng vấn cần đặt ra được những câu hỏi mang tính chọn lọc cao. Dưới đây là bí quyết tuyển nhân viên kỹ thuật.

Doanh nghiệp nào cũng hiểu được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ nhân viên, tuyển được người giỏi sẽ có được nhiều lợi ích, ví dụ như hiệu suất làm việc, doanh thu đều tăng lên nhiều lần, củng cố hình ảnh thương hiệu với người tiêu dùng,… Do vậy, các nhà tuyển dụng ở công ty lớn luôn có phần phỏng vấn khá khó khăn, người thực hiện chọn lọc các câu hỏi yêu cầu ứng viên phải thể hiện cách xử lý linh hoạt.

Ngành nghề kỹ thuật đang khá ‘hot’ trên thị trường lao động hiện nay, nhu cầu nhân lực của lĩnh vực này tương đối lớn, thu hút nhiều ứng viên. Tuy nhiên, để tìm ra được những người có khả năng làm việc tốt giữa nhiều ứng viên khác thì nhà tuyển dụng cần có cái nhìn chính xác dựa trên sự đánh giá qua các câu hỏi phỏng vấn khi tuyển dụng kỹ thuật viên. Người tìm việc kỹ thuật muốn có được công việc tốt, hưởng lương cao thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ vòng hồ sơ đến lúc phỏng vấn, phía nhà tuyển dụng cũng xem xét rất cẩn thận những ứng viên của mình nhằm nâng cao chất lượng công ty.

Cách đặt câu hỏi để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi - Ảnh 1
Để tuyển được ứng viên sáng giá, nhà tuyển dụng phải đặt ra những câu hỏi chọn lọc mang tính chuyên môn cao. Nguồn: Internet.

Câu hỏi dạng truyền thống

Dạng câu hỏi truyền thống được sử dụng trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, chẳng khác nào để lộ trước đề thi và các ứng viên thường đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho những câu hỏi này. Dù khá nhạt nhẽo nhưng thông qua mỗi câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ biết được phần nào kỹ năng, thông tin từ người đi phỏng vấn.

– Hãy giới thiệu về bản thân? => Nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thông tin cơ bản về ứng viên, đồng thời có thể đánh giá sự tự tin, khả năng giao tiếp của ứng viên như thế nào ngay từ phần đơn giản nhất.

– Điểm mạnh điểm yếu của bạn? => Câu hỏi này giúp người phỏng vấn biết được ứng viên có khả năng gì, phù hợp với công việc của công ty hay không, so với các ứng viên khác thì có điểm nổi bật như thế nào, từ đó lựa chọn người có tố chất nhất.

– Tại sao bạn lại nghỉ làm ở công ty cũ? => Câu này cũng đồng nghĩa với ‘Vì sao bạn lại muốn làm việc với công ty chúng tôi?’, dựa theo cách trả lời của ứng viên mà người phỏng vấn có thể thấy được ưu nhược điểm trong quá trình làm việc của họ, liệu họ có sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty hay không?

Mỗi ứng viên lại có câu trả lời khác nhau nhưng người có tố chất sẽ có cách trả lời thuyết phục hơn, thể hiện năng lực ngay từ câu hỏi đầu tiên, tạo hứng thú để đặt những câu hỏi tiếp theo.

Cách đặt câu hỏi để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi - Ảnh 2
Dạng câu hỏi truyền thống tưởng chừng dễ nhưng đòi hỏi ứng viên phải có câu trả lời hấp dẫn, tạo ấn tượng. Nguồn: Internet.

Câu hỏi tình huống

Ở phần này, nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên về các tình huống đã diễn ra tại cơ quan cũ của họ để xem cách ứng viên xử trí thế nào. Ví dụ một tình huống bạn đã ứng xử thành công? Tình huống bạn không tán thành ý kiến của sếp? Cãi nhau với đồng nghiệp? …Qua những câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được ứng viên có khả năng thích nghi với các mối quan hệ hay không, làm việc nhóm thế nào, khả năng kiểm soát hành vi của bản thân?… Ví dụ như: Trong tình huống ABC thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? Một ứng viên giỏi sẽ trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, chính xác và đúng trọng tâm, thể hiện kiến thức chuyên môn tốt cũng như khả năng ứng biến tình huống hiệu quả.

Dù phần kinh nghiệm và kỹ năng ứng viên đã viết trong CV xin việc nhưng nhà phỏng vấn vẫn cần đặt các câu hỏi tình huống để kiểm tra tính trung thực và trình độ của ứng viên. Các câu hỏi tùy thuộc vào mô hình và đặc điểm của doanh nghiệp, đúng chuyên môn của ứng viên.

Cách đặt câu hỏi để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi - Ảnh 3
Muốn biết được trình độ năng lực thực sự của các ứng viên thì việc đưa ra câu hỏi tình huống là rất cần thiết. Nguồn: Internet.

Dạng câu hỏi hành vi

Muốn tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi thì các nhà phỏng vấn đều quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên tại đơn vị cũ, các câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được các kinh nghiệm trước đây của ứng viên, liệu có phù hợp với công ty mình hay không? Thay vì hỏi ‘bạn sẽ làm thế nào’ thì đặt câu hỏi về cách ứng viên đã xử lý tình huống cụ thể trong quá khứ.

Ví dụ: Bạn đã gặp sự cố nào trong quá trình làm việc ở công ty cũ chưa? Cách giải quyết bạn đưa ra là gì? Khi ứng viên trả lời những vấn đề này một cách trung thực, khách quan, nhà tuyển dụng có thể thấy được tính hiệu quả trong công việc của họ, phần nào chứng minh được thực lực và khả năng xử lý tình huống.

Mục tiêu bạn đã đạt được là gì? Bạn làm thế nào để đạt được điều đó? Công việc trước đây của bạn có những khó khăn gì? Cách bạn vượt qua như thế nào?…. => Mục đích tìm hiểu cách ứng viên xử lý với 1 tình huống nhất định sẽ như thế nào, từ đó đánh giá thái độ làm việc và kinh nghiệm của họ. Các câu hỏi đều yêu cầu ứng viên trả lời kèm theo phần giải quyết vấn đề, sự việc đó.

Cách đặt câu hỏi để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi - Ảnh 4
Khi đã chọn lọc hồ sơ thì nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi đầy tính hóc búa trong vòng phỏng vấn. Nguồn: Internet.

Câu hỏi đuổi

Câu hỏi này không chỉ đòi hỏi người phỏng vấn có khả năng đặt câu hỏi linh động, nhạy bén mà còn yêu cầu ứng viên cũng phải có kỹ năng trả lời thông minh.  Đây là những câu hỏi vặn lại câu trả lời của ứng viên, để xem họ có nói thật hay không vì người có chuyên môn thực sự sẽ đưa ra các lời lẽ thuyết phục, tự tin, qua đây các ứng viên ‘chém gió’ quá nhiều sẽ bị lộ ra yếu điểm.

Ví dụ: Câu hỏi ‘Bạn biết gì về công việc này?’, nếu câu trả lời là có và họ trả lời phần tổng quát thì hãy đặt câu hỏi tiếp theo ‘Vậy bạn hãy nêu nhiệm vụ cụ thể mình cần làm nếu đảm nhận vị trí này?’ Hoặc có thể đưa ra các câu hỏi mà bạn đang hoài nghi ở ứng viên về mức độ ‘chém gió’ của họ.

Cách đặt câu hỏi để tuyển dụng kỹ thuật viên giỏi - Ảnh 5
Câu hỏi đuổi sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên trả lời thật hay không. Nguồn: Internet.

Có thể bạn quan tâm:

Hàng năm số lượng người tìm việc kỹ thuật rất lớn, được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dù có nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhưng vì muốn có được đội ngũ ‘nòng cốt’ thì các doanh nghiệp yêu cầu khá cao ở ứng viên, nhất là các công ty lớn. Bằng cấp, chứng chỉ ghi trên hồ sơ cũng chỉ là một phần đánh giá năng lực của người tìm việc. Nhất là đối với công việc kỹ thuật đặc thù, yêu cầu khả năng thực hành, kỹ năng xử lý công việc nhiều hơn lời nói, do vậy muốn tìm được ứng viên giỏi thì nhà tuyển dụng kỹ thuật viên cần đưa ra các câu hỏi mang tính khai thác cao, xoáy sâu vào chuyên môn, hiệu suất làm việc, kinh nghiệm thay vì chỉ nhìn bằng cấp của ứng viên. Trên đây là những thông tin giúp các công ty, doanh nghiệp có thể ‘thu nạp’ những thành viên giỏi, sáng giá cho mình.

Lựu Nguyễn

Nguồn: https://timvieckythuat.com

Đánh giá

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.