Công việc của kỹ thuật tòa nhà bao gồm những gì?

4.5 (90%) 2 Đánh giá

Kỹ thuật tòa nhà là ngành nghề khá mới nhưng lại đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số người vẫn chưa hiểu hết về công việc này. Liệu rằng nó có giống với vai trò quản lý tòa nhà hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Kỹ thuật tòa nhà là gì?

Kỹ thuật tòa nhà là công tác vận hành hệ thống kỹ thuật, cơ điện nhằm duy trì mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả và an toàn. Đây là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại đây.

Công việc của kỹ thuật tòa nhà bao gồm những gì? - Ảnh 1
Kỹ thuật viên đóng vai trò quan trọng trong quản lý tòa nhà. (Nguồn: internet)

Tùy theo từng quy mô đầu tư của mỗi tòa nhà, bộ phận quản lý kỹ thuật sẽ có mô hình hoạt động phù hợp nhằm tạo điều kiện an toàn và hiệu quả nhất.

Tham khảo: Tips viết cv xin việc xây dựng không nhà tuyển dụng nào có thể từ chối

Tại sao phải có hệ thống quản lý kỹ thuật tòa nhà?

Để một tòa nhà có thể vận hành tốt thì hệ thống kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó được xem là cốt lõi nhằm mang đến điều kiện sống và làm việc an toàn, thoải mái cho người dân tại tòa nhà.

Từ hệ thống thang máy, an ninh đến hệ thống cung cấp và truyền tải điện nước hay thậm chí cả phòng cháy chữa cháy. Tất cả đều là những bộ phận thiết yếu cho một tòa nhà và phải được đảm bảo luôn hoạt động liên tục và tuyệt đối an toàn.

Khi một trong những hệ thống ấy gặp bất trắc, đây lúc lúc đội ngũ kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ của mình. Đó là đảm bảo cho các hệ thống hoạt động bình thường trở lại. Do đó, vai trò của các kỹ thuật viên vô cùng quan trọng.

Tham khảo: Tìm việc làm TP Hồ Chí Minh với hàng ngàn công việc và tuyển dụng ở TP HCM lương cao mới nhất

Công việc của kỹ thuật tòa nhà là gì?

Công việc của kỹ thuật tòa nhà bao gồm những gì? - Ảnh 2
Kỹ thuật viên đảm bảo công tác bảo dưỡng, xử lý các xử cố liên quan đến hệ thống kỹ thuật của tòa nhà. (Nguồn: Internet).

Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của bộ phận kỹ thuật chính là quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật theo quy trình của bên cung cấp. Trong quá trình thực hiện nhiệm phải luôn tuân thủ những hướng dẫn của nhà cung cấp để đảm bảo các thiết bị được hoạt động một cách hiệu quả nhất.

  • Công tác bảo trì, bảo dưỡng: Đây là nhiệm vụ của nhà cung cấp. Trong thời bảo hành, các nhà cung cấp sẽ phân công kỹ thuật viên đến xử lý sự cố. Sau khi hết thời gian bảo hành thì nhà cung cấp sẽ ủy quyền lại cho đơn vị quản lý tòa nhà. Lúc đó đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đảm nhận công việc bảo trì hệ thống kỹ thuật.
  • Nhiệm vụ xử lý sự cố bất trắc: Trong quá trình vận hành, không thể tránh khỏi sự cố xảy ra. Bộ phận kỹ thuật phải có trách nhiệm nắm rõ tình hình hoạt động và đưa ra cách khắc phục kịp thời để đảm bảo công việc và cuộc sống của người dân. Cụ thể có thể kể đến các sự cố kỹ thuật sau:

– Sự cố mất điện

– Cháy

– Sự cố mất nước

– Rò rỉ, tắc đường ống dẫn nước

– Sự cố chập cháy do điện.

– Hỏng máy bơm cung cấp nước sinh hoạt

– Hỏng hệ thống thông gió, điều hòa

– Hư hỏng hệ thống điện

– Sự cố hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy

– Kẹt thang máy

Công việc của kỹ thuật tòa nhà bao gồm những gì? - Ảnh 3
Công tác đảm bảo an toàn hệ thống phòng cách chữa cháy. (Nguồn: Internet).

  • Công tác đảm bảo an toàn: Bộ phận kỹ thuật phải đảm bảo vận hành các thiết bị cũng như khắc phục sự cố để đem lại sự an toàn cho sức khỏe và điều kiện sống của người dân.
  • Công tác huấn luyện và đào tạo: Kỹ thuật viên phải bố trí thời gian để đơn vị quản lý, chủ đầu tư và cả người dân có thể tham dự các chương trình đào tạo và tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cũng như hướng dẫn vận hành các thiết bị an toàn và hiệu quả nhất.
  • Công tác phối hợp hoạt động: Bộ phận hệ thống kỹ thuật có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, bộ phận liên quan để vận hành và xử lý các tình huống bất trắc một cách nhanh chóng nhất.

Khám phá ngay: Mẫu CV xin việc xây dựng thiết kế chuyên nghiệp giúp ứng tuyển việc làm ngành xây dựng

Tuyển dụng kỹ thuật tòa nhà cần những yêu cầu gì?

Công việc của kỹ thuật tòa nhà bao gồm những gì? - Ảnh 4
Công việc yêu cầu tính tỉ mỉ, cẩn thận và chịu được áp lực công việc. (Nguồn: Internet).

Công việc kỹ thuật viên tòa nhà yêu cầu sự bao quát nhưng đồng thời cũng phải chú trọng đến chi tiết một cách tỉ mỉ. Như vậy mới có thể đảm bảo sự hài lòng từ phía người dân.

Bên cạnh đó, việc vận hành và quản lý tòa nhà đòi hỏi các bạn cần tìm việc làm phải am hiểu các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật điện nước cũng như các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra còn phải nắm rõ các thủ tục pháp lý, hợp đồng thuê và nhiều vấn đề phát sinh khác khi vận hành hệ thống kỹ thuật cho một tòa nhà.

Ngoài ra, bạn cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề và lên kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo công việc triển khai theo đúng tiến độ. Mặt khác, người làm công việc này phải có kỹ năng đàm phán, sự chu đáo và quan sát nhạy bén cũng như khả năng chịu áp lực cao.

Rõ ràng, kỹ thuật tòa nhà là công việc không hề đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Nếu như muốn theo đuổi nghề này, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ càng và phải có niềm đam mê mới có thể làm được.

Tham khảo: Tìm việc làm quản lý ở nhiều vị trí với mức lương tốt, đãi ngộ cao

4.5 (90%) 2 Đánh giá

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.